Giới thiệu
Bạn đang tìm kiếm một phương pháp hiệu quả để đưa website của mình lên top 1 trong 7 ngày? Bạn đang mất nhiều thời gian và tiền bạc vào các chiến dịch quảng cáo và vẫn chưa thấy kết quả? Đừng lo lắng! Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEO và cách để đưa website của bạn lên top 1 trong 7 ngày. Đây là ví vụ về website dùng wordpress chuẩn SEO
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng để tăng thứ hạng website của mình, thì SEO là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. SEO là viết tắt của Search Engine Optimization, nghĩa là tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm. Điều này có nghĩa là bạn đang tối ưu hóa trang web của mình để được xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác.
1 Định nghĩa về SEO
SEO là gì
+SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa các trang web và nội dung của chúng để tăng cường khả năng xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, và các công cụ tìm kiếm khác.
Mục tiêu của SEO là tăng lượng truy cập trang web và cải thiện độ tin cậy của trang web trong mắt của công cụ tìm kiếm và người dùng.
"Crawling và indexing" là những nền tảng của tìm kiếm Google.
Crawling là một quá trình cho phép các công cụ tìm kiếm khám phá nội dung mới trên internet. Để thực hiện việc này, họ sử dụng các bot thu thập thông tin, dữ liệu gọi là web crawler hoặc spider. Quá trình crawling sẽ liệt kê các trang web từ các lần crawling trước đó và các sitemap được nộp bởi chủ sở hữu trang web.
Sau khi hoàn thành quá trình crawling, Google tiến hành quá trình indexing là thêm các trang web vào bộ chỉ mục tìm kiếm của nó. Quá trình này bao gồm việc lưu trữ các trang web vào bộ chỉ mục của Google để cho phép người dùng tìm kiếm và truy cập các trang web đó.
Sau đó google sẽ đánh giá xếp hạng (các trang trải qua các yếu tố xếp hạng từ khoá khác nhau) và cuối cùng là phục vụ kết quả tìm kiếm của người dùng.
Các chiến dịch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM) là một công cụ chính để nâng cao nhận thức về các dịch vụ và sản phẩm trong thế giới kỹ thuật số.
SEM là thuật ngữ tổng quát để chỉ cả SEO vàSEA.
SEO tập trung vào tối ưu hóa các yếu tố trên trang web nhằm cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
SEA tập trung vào quảng cáo trên công cụ tìm kiếm bằng cách đặt quảng cáo tại vị trí đầu tiên trên kết quả tìm kiếm.
Google bots
Google Bots là các công cụ dùng để đọc các trang web. Chúng duyệt Internet và phân tích các trang web để thu thập dữ liệu. Google dựa vào bot của mình để giúp người dùng tìm kiếm thành công. Các bot trong google bao gồm:
Google Bot: Duyệt trang web và thu thập dữ liệu để đưa vào Google Index.
Google Bot-News: Duyệt các trang tin tức để cập nhật tin tức mới nhất.
Google Bot-Video: Duyệt các trang web chứa video để cập nhật video mới nhất.
Google Bot-Mobile: Duyệt các trang web được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
2 SEO để lên top tìm kiếm
Từ khoá (keywords)
Từ khoá là bất kỳ cụm từ nào bạn muốn trang web của mình xếp hạng trong kết quả tìm kiếm của Google .
Có thể là một từ đơn lẻ hoặc là kết hợp của nhiều từ .
Sự quan trọng của từ khoá (keywords)
SEO sai từ khóa
Mất nhiều thời gian.
Không mang được nhiều lưu lượng truy cập website
Tính cạnh tranh của từ khoá:
Từ khoá cạnh tranh dẫn đến việc website mới khó xuất hiện trên các thứ hạng tìm kiếm cao.
Mất nhiều công sức mà hiệu quả thấp. \> Thách thức lớn nhất đối SEOer nằm ở khả năng đặt mình vào nhóm đối tượng của họ. Mục đích của nghiên cứu từ khóa là tìm ra những từ mà người dùng đang tìm kiếm.
Một số loại từ khóa
Từ khóa bắt đầu (head-term): Từ khóa ngắn là những từ khóa có lượng tìm kiếm lớn và với mức độ cạnh tranh cao. Những từ khóa này thường bao gồm 1 đến 3 từ và rất ít khi thể hiện rõ mục đích của người tìm kiếm. Đây là 1 dạng từ khóa có mức độ cạnh tranh siêu cao nên sẽ tốn nhiều nhân lực, thời gian cũng như công sức.
Từ khóa dài (long-tail): Đây là các từ khóa phức tạp hơn, chứa từ nhiều hơn và thường có khối lượng tìm kiếm thấp hơn, nhưng ưu điểm của từ khóa này nằm ở phần đuôi. Phần đuôi càng dài và càng đánh trúng nhu cầu của khách hàng thì tỷ lệ chuyển đổi cũng cực kì tốt.
Từ khóa thương hiệu: Đây là từ khoá để định vị một thương hiệu hoặc một trang web cụ thể. Từ khóa thương hiệu có thể giúp xây dựng thương hiệu và tăng tính nhận diện thương hiệu của công ty hoặc sản phẩm.
Trang web Ếch bán hoa
Từ khóa thông tin (information): Từ khoá thông tin được sử dụng để khám phá về một chủ đề cụ thể. Bắt đầu bằng các cụm từ như "làm thế nào để...", "tại sao lại...".
Từ khóa thương mại (transaction): Từ khoá được sử dụng bởi những người muốn thực hiện một hành động thương mại.
Từ khóa địa phương (geo-targeted): Đây là các từ khóa được liên kết với địa điểm hoặc vị trí địa lý cụ thể, từ khóa này sẽ thu hút các khách hàng tại địa điểm gần với địa điểm doanh nghiệp.
Thường thì các dự án SEO sẽ nhắm vào các loại từ khoá Long-tail, Information, Transaction, Geo-targeted hơn 2 loại còn lại.
Phân biệt từ khóa tốt và xấu
Phương pháp và quy trình cấu trúc cho nghiên cứu từ khóa.
Từ khóa tự suy nghĩ (Keyword brainstorming):
Tìm ý tưởng từ khóa bằng cách đặt câu hỏi “Nếu bạn đang tìm kiếm gì liên quan đến lĩnh vực này, bạn sẽ tìm kiếm từ khóa nào?”
Ví dụ với lĩnh vực nội thất: Người ta sẽ tìm kiếm từ khóa như “nội thất phòng khách”, “đồ gỗ nội thất”, “kệ sách”, v.v.
Ghi lại các từ khóa liên quan đến trang web:
Tìm các từ khóa chính liên quan đến trang web cần được tối ưu hóa
Ví dụ như “bán sách online”, “giảm giá sách”, “thể loại sách”, v.v.
Từ khóa bao quanh bởi một đám mây với các thuật ngữ bổ sung
Là từ khóa chính với các thuật ngữ bổ sung hiển thị xung quanh các từ khóa chính đó.
Ví dụ từ khóa chính là "máy ảnh", đám mây từ khóa có thể bao gồm các thuật ngữ bổ sung như "chụp ảnh", "camera", "phụ kiện máy ảnh", "sửa chữa máy ảnh",...
Quy trình nghiên cứu từ khóa.
Bước 1: Lựa chọn công cụ từ khóa: SEO Review Tools - miễn phí; Ahrefs - miễn phí 20 từ đầu, trả 99$/năm; Google Keyword Planner - phải tốn chi phí để tạo chiến dịch SEO với Google Ads, sau đó mới sử dụng được.
Bước 2: Nhập từ khóa chính vào công cụ đã chọn để nhận các gợi ý từ khóa.
Bước 3: Sắp xếp danh sách theo lượng tìm kiếm tương ứng bằng cách nhấp vào trường có tên "Số lần truy vấn trung bình mỗi tháng". Các từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất sẽ xuất hiện ở đầu danh sách.
Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh cho từ khóa đã chọn bằng cách nhập URL, số liệu liên quan đến tên miền và kiểm tra backlinks. Kiểm tra SEO-ON-Page, kiểm tra chất lượng nội dung kỹ hơn.
Bước 5: Dựa trên thông tin thu thập được thì chọn từ khóa phù hợp nhất với nội dung của trang web.
SEO-ON-PAGE
Đảm bảo nội dung trang web hiển thị cho các công cụ tìm kiếm
Đảm bảo trang web của bạn không chặn các công cụ tìm kiếm.
Đảm bảo các công cụ tìm kiếm chọn các từ khoá mà bạn muốn.
Đảm bảo khách truy cập trang web có trải nghiệm người dùng tích cực.
1. Cấu trúc của website
Cấu trúc website tốt giúp SEO dễ dàng và tự động URL thân thiện với công cụ tìm kiếm. Tránh: https://echbanhoa.store/~artical35/post20.asp?q=3
Nên: https://echbanhoa.store/hoa-theo-dip
Thanh điều hướng nội tuyến được sắp xếp cho người dùng dễ thao tác
Điều hướng trang web phải được tạo bằng các liên kết văn bản thực, không phải hình ảnh.
Người dùng càng dễ dàng thao tác thì bot của Google cũng vậy.
2. Giúp Google nhận biết từ khoá
Cần phải đưa từ khoá vào trang web để tối ưu hoá.
Tạo nội dung xung quanh từ khoá, đưa từ khoá vào trang một cách tự nhiên.
ví dụ: Chào mừng đến với cửa hàng bán hoa của Ếch bán hoa. Khi đến với ếch bán hoa thì ếch bán hoa sẽ cung cấp nhiều loại hoa đẹp của ếch bán hoa như hoa hồng của ếch bán hoa, hoa cẩm tú cầu ếch bán hoa,.. Ếch bán hoa cam kết chỉ bán những loại hoa tươi. Hãy đến ngay với ếch bán hoa! -> Cách sử dụng từ khoá trong câu này không tự nhiên và bị lặp lại quá nhiều lần.
Các khu vực bạn có thể đưa từ khoá vào trang bao gồm:
Mô tả (description) và tiêu đề (title) của thẻ meta
Văn bản của các thẻ điều hướng
Các thẻ tiêu đề điều hướng
Tiêu đề (thẻ h1, h2, h3 và h4)
Nội dung văn bản
Văn bản in đậm và in nghiêng
Liên kết nội bộ trong nội dung
Tên tệp hình ảnh, thuộc tính alt và tilte của thẻ hình ảnh
Tên tệp video, tiêu đề video
3. Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng mà Google xem xét khi quyết định xếp hạng các trang của bạn trong kết quả tìm kiếm.
Cải thiện tốc độ tải trang là điều cần làm, không được bỏ qua
Những cách tăng tốc độ tải trang
Giảm CSS, JavaScript và HTML Tối ưu hóa code bằng cách loại bỏ khoảng trắng, dấu phẩy và các ký tự không cần thiết.
Giảm thiểu số lần chuyển hướng
Lưu trữ trang web của bạn ở thành phố bạn muốn SEO. Sử dụng CDN – Content Delivery Network (mạng phân phối nội dung) để lưu trữ trang web ở các máy chủ trên toàn thế giới Một số CDN: Amazon CloudFront, MaxCND, Cloudflare.
Kích hoạt các plugin giúp tăng tốc độ tải trang W3 Total Cache, Wp Rocket,..
Giảm thiểu kích thước của hình ảnh, video.
Một số công cụ kiểm tra tốc độ tải trang:
Google PageSpeed Insights https://pagespeed.web.dev/
Pingdom https://tools.pingdom.com/
WebPageTest https://www.webpagetest.org/
Lighthouse (google extension)
4. Sitemaps.xml
Đây là tệp đặc biệt trên mỗi trang web mà các công cụ tìm kiếm sẽ luôn tự động tìm.
Bắt buộc phải có để các công cụ tìm kiếm dễ dàng khám phá các trang trên web của bạn. Đưa sitemap lên Google Search Console
5. Robots.txt
Tệp này nằm cùng vị trí với sitemaps.xml: http://www.websitename.com/robots.txt.
Tệp Robots.txt cho phép quản trị viên của trang web chỉ định rõ ràng những phần nào của trang web không được các trình robot tìm kiếm truy cập.
6. Hỗ trợ thiết bị di động
Tháng 4/2015, Google phát hành bản cập nhật mới: trang web có hỗ trợ di động xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm trên thiết bị di động của Google.
Tạo website responsive: tự động điều chỉnh kích thước nội dung để vừa với màn hình thiết bị.
Lưu trữ nội dung di động trên một tên miền phụ riêng biệt.
Cải thiện hiệu suất trong kết quả tìm kiếm trên điện thoại di động.
Kiểm tra SEO của trang web với thiết bị di động
Mobile Friendly Test Tool: https://search.google.com/test/mobile-friendly
Mobile Usability – Google Search Console: https://www.google.com/webmasters/tools/mobile-usability
7. Tăng lưu lượng truy cập
Thường xuyên cập nhật nội dung mới, độc đáo. Điều này giúp giữ cho người đọc quan tâm và truy cập trang web của bạn thường xuyên hơn. Đồng thời cung cấp thông tin hữu ích và giải pháp cho các vấn đề mà họ đang tìm kiếm. Phương pháp cải thiện lưu lượng truy cập:
Đăng nội dung mới theo lịch trình.
Tự viết
Thuê người
Tận dụng các tài khoản mạng xã hội.
Liên kết trang web với các blog tổng hợp
8. Tỷ lệ nhấp chuột - CTR
Click-through-rate (CTR) là tỷ lệ người xem danh sách tìm kiếm của bạn và nhấp vào
Mỗi trang trên site đều phải có thông tin của thẻ và thuộc tính description của thẻ <meta>.
Nội dung của thẻ meta được mô tả cụ thể, nói rõ lý do tại sao người dùng nên nhấp vào nó.
Sử dụng các số và ký tự đặc biệt để nổi bật hơn.
Sử dụng từ khoá trong URL.
Sử dụng URL ngắn.
Điều chỉnh mục tiêu hợp lý cho rich snippet và featured snippet.
Cải thiện các trang có hiệu suất thấp
9. Tăng thời gian người dùng ở lại web
Tăng liên kết nội bộ trong nội dung web. Không thêm quá nhiều liên kết gây khó chịu.
Điều chỉnh nội dung dễ đọc. Quan tâm đến kích thước phông chữ, tốt nhất là 16-18px. Sử
dụng từ ngắn gọn và đơn giản. Chia nhỏ nội dung thành các tiêu đề phụ, được đánh số.
Độ dài bài viết.
Sử dụng video.
Sử dụng phương tiện tương tác: chatbox
SEO-OFF-PAGE
SEO Off-Page gồm các hoạt động nằm ngoài trang web của bạn để cải thiện thứ hạng của trang web đó trên các kết quả tìm kiếm.
Các hoạt động SEO Off-Page bao gồm việc xây dựng liên kết (link building), là tạo các liên kết từ các trang web khác đến trang web của bạn, giúp cải thiện sự uy tín và độ tin cậy trang web trong mắt các công cụ tìm kiếm.
Liên kết là yếu tố ‘tốt’ để Google xếp hạng các trang web. Ví dụ: Website có nhiều backlink từ các trang web chất lượng hơn, sẽ có xếp hạng cao
Những cách xây dựng liên kết
1. Danh bạ web (directory link)
Danh bạ web (directory link) là một loại trang web lưu trữ các liên kết đến các trang web
khác được chia theo danh mục và thể loại.
Một số danh bạ web (directory link):
DMOZ: https://dmoztools.net/
Best of the Web: https://botw.org/
SoMuch: https://somuch.com/
JoeAnt: https://joeant.com/
Skaffe: https://skaffe.com/
Web World Directory: https://www.webworldindex.com/
01WebDirectory: https://www.01webdirectory.com/
Aviva Directory: https://www.avivadirectory.com/
2. Lấy liên kết từ đối thủ
Tìm kiếm các backlink của đối thủ đã có thứ hạng tốt trên google. Từ đó, bạn có thể phân tích và đánh giá chất lượng của các liên kết này, và tìm ra các nơi có thể xây dựng các liên kết trỏ về website của mình. Một số công cụ
Ahrefs - 99$/tháng
SEO Review Tools - free
SEMrush - 119.95$/tháng
Majestic - 49$/tháng
Moz - 99$/tháng
3. Xây dựng liên kết từ video
Google rất thích video, đặc biệt là video đc sản xuất trên youtube Xây dựng nội dung video
Hướng dẫn, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Cập nhập tin tức. Video có độ dài từ 5 - 10 phút xoay quanh kiến thức hữu ích về chủ đề của bạn. Đặt từ khoá vào đâu đó trên trang video (tiêu đề, mô tả,..)
4. Link bait (liên kết mồi)
Link bait là chiến lược tạo ra nội dung thu hút sự chú ý của người đọc và gây ra sự chia sẻ từ phía người đọc và các trang web khác sẽ tạo liên kết trở lại đến trang web của bạn.
Ví dụ: Top 10 món quà sinh nhật, Hướng dẫn chăm hoa tươi tốt,...
Tạo chức năng chia sẻ nội dung để người dùng có thể chia sẻ qua tài khoản mạng xã hội của họ
Một số loại liên kết mồi:
Infographic: biểu đồ thông tin hấp dẫn, dễ đọc và trực quan.
Hướng dẫn và bài viết chuyên môn: cung cấp thông tin hữu ích, chất lượng cho người đọc.
Video: chia sẻ video hữu ích, giải trí hoặc cả hai.
Cuộc thi và thử thách: tạo động lực cho người đọc tham gia và chia sẻ nội dung của bạn.
Câu chuyện hài hước: tạo ra một nội dung gây cười để thu hút sự quan tâm của người đọc.
Hướng dẫn cho người mới bắt đầu.
Tin nóng, tin giật gân.
Top 10 về điều gì đó.
Một số công cụ hỗ trợ tạo liên kết mồi: Canva: công cụ thiết kế ra những hình ảnh, infographic đẹp mắt và dễ chia sẻ. Piktochart: công cụ thiết kế infographic trực tuyến, tạo ra đồ họa trực quan và dễ hiểu. Google Trends: công cụ tìm kiếm từ khóa phổ biến, giúp ta biết được những chủ đề đang hot và tạo ra nội dung liên quan để chia sẻ. Ahrefs: công cụ SEO cho phép tìm kiếm các từ khóa phù hợp và xác định các trang web liên quan đến chủ đề của bạn, từ đó tạo ra mồi liên kết phù hợp. Reddit: trang web dành cho các cộng đồng chuyên biệt, cho phép bạn tìm kiếm các chủ đề liên quan đến lĩnh vực của mình và tạo ra nội dung hữu ích để chia sẻ.
3 Tìm kiếm bằng giọng nói (voice search)
Voice Search là một công cụ được cung cấp bởi Google cho phép người dùng sử dụng khẩu lệnh, giọng nói để tra cứu thông tin thay vì phải gõ chữ.
Lý do người dùng sử dụng voice search:
Độ tiện dụng: Nhập văn bản chỉ được 40 từ/phút, thì giọng nói 150 từ/phút. Tìm kiếm được nhanh và nhiều thông tin hơn thì người dùng thích sử dụng hơn.
Voice search còn giúp người dùng tăng tính riêng tư và bảo mật.
Voice search cũng hỗ trợ người dùng khi họ đang ở trên đường hoặc đang làm việc và không thể sử dụng tay để nhập truy vấn.
Tính tò mò của người dùng khi có công nghệ mới
Google phân loại ý định của người dùng thành 4 loại:
Tìm kiếm thông tin: cũng là tìm kiếm bắt đầu của Voice SEO. Số lượng người dùng tra cứu thông tin trực tuyến hiện nay là 65%.
Tìm kiếm cụm từ “gần tôi” tầm 82% người dùng điện thoại tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương bằng cách dựa vào thông tin SEO bằng giọng nói.
91% người dùng điện thoại tìm kiếm ý tưởng trên điện thoại di động của họ trong khi thực hiện một tác vụ khác cùng một lúc. Do đó, Voice SEO cho phép đa tác vụ.
82% người dùng tham khảo điện thoại di động của họ bằng cách sử dụng chức năng Voice SEO trước khi quyết định chọn sản phẩm trong cửa hàng
Nội dung phù hợp với Voice SEO
1.Tối ưu hóa thiết bị di động
Người dùng sử dụng tìm kiếm bằng lời nói khi họ đang di chuyển. Kiểm tra tốc độ tải trang đủ tốt. "Thân thiện với ngón tay cái” Việc tối ưu hóa trang web cho thiết bị di động là rất quan trọng trong Voice SEO. Đảm bảo trang web của bạn có thể hiển thị tốt trên các thiết bị di động và tải nhanh để giúp tăng khả năng xuất hiện của trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm giọng nói.
2. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc:
Các dữ liệu có cấu trúc, như các danh sách, bảng và thông tin chi tiết sản phẩm, giúp trang web của bạn hiển thị một cách rõ ràng hơn trên các kết quả tìm kiếm giọng nói.
3. Có các đoạn nổi bật trong tối ưu hóa trang
Google thường dựa vào các đoạn trích nổi bật để trả lời câu hỏi của người dùng Các đoạn nổi bật (featured snippets) giúp tăng khả năng xuất hiện của trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm giọng nói.
4.Điều chỉnh nội dung trang web cho local seo
Sử dụng các thông tin như địa chỉ, số liên lạc và tên công ty để tối ưu hóa SEO địa phương. Sử dụng Google business để tăng khả năng xuất hiện trong các truy vấn tìm kiếm "gần tôi"
5. Nhận ra ý định của người dùng
Tìm hiểu, dự đoán những câu hỏi mà người dùng thường đặt và đưa ra câu trả lời phù hợp cho các câu hỏi này trên trang web.
6.Sử dụng ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết và thường bao gồm các cụm từ ngắn gọn, trực tiếp và tự nhiên hơn. Do đó, cần phải sử dụng ngôn ngữ nói trong nội dung trang web để phù hợp với cách người dùng đặt câu hỏi khi tìm kiếm giọng nói.
7. Sử dụng từ khóa đuôi dài
Các từ khóa đuôi dài là các từ khóa dài hơn và cụ thể hơn, thường được sử dụng bởi người dùng khi tìm kiếm giọng nói để đưa ra kết quả chính xác hơn
Kết Luận
Như vậy, để đưa website lên top 1 không hề đơn giản, nhưng cũng không quá khó nếu bạn áp dụng đúng chiến lược. Việc tối ưu hóa SEO cần thời gian và công sức, bạn cần phải đầu tư vào nó để đạt được kết quả tốt nhất.
Đừng quên rằng việc tối ưu hóa SEO không chỉ giúp website của bạn đứng đầu trong kết quả tìm kiếm, mà còn giúp tăng lượng truy cập, tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và nâng cao thương hiệu của bạn.
Vì vậy, hãy bắt đầu áp dụng các chiến lược tối ưu hóa SEO để đưa website của bạn lên top 1. Nếu bạn cần sự trợ giúp trong việc tối ưu hóa SEO hoặc viết nội dung.
Chúc bạn thành công!